Thermally wood - gỗ gia nhiệt là gì?
Thermally wood hay còn gọi là thermally modified wood TMW là hình thức sử dụng các phương pháp gia công bằng nhiệt (không sử dụng hóa chất) nhằm thay đổi cấu trúc của gỗ, hoặc ván MDF. giúp tăng độ bền, chống mối mọt cong vênh, tăng khả năng chịu nước, chịu lửa cho vật liệu.
Nguyên lý của gia nhiệt gỗ là gì?
Để hiểu rõ bản chất của việc gia nhiệt gỗ, gỗ ván ép, gỗ ván MDF và lý do vì sao sản phẩm sau khi gia nhiệt lại có độ bền chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sơ qua về cấu trúc của gỗ.
1. Cấu trúc của gỗ:
Cấu trúc của gỗ gồm 3 thành phần chính: Cellulose (xenlulozơ) 35-55%, Hemicellulose (Hemixenlulozơ) 15-25% và Lignin 25 - 35%. Tùy theo từng loại gỗ lá kim hay lá rộng mà thành phần của gỗ sẽ thay đổi.
Như chúng ta thấy thì bản chất của cellulose và Hemicellulose là rất dễ bị tác động của môi trường, từ đó gây ra thối rữa, trương nở, cong vênh. Vậy để thay đổi kết cấu chúng ta sẽ tác động trực tiếp lên những thành phần này nhằm tăng độ bền cho gỗ, ván đồng thời giảm lượng chất thải VOC (Volatile organic compounds - chất thải hữu cơ) bao gồm cả Formaldehyde, giúp bảo vệ môi trường.
2. Nguyên lý gia nhiệt cho gỗ, ván
Việc gia nhiệt được thực hiện trong môi trường hiếm khí (ít oxy) từ 100oC - 400oC với sự hỗ trợ của hơi nước giúp cho gỗ không bị cháy đồng thời thay đổi bản chất của những thành phần trong gỗ chủ yếu ở các sợi Cellulose và Hemicellulose khiến các sợi thành phần mất đi đặc tính tự nhiên là dễ biến đổi, dễ thối rữa trở thành các sợi có cấu trúc và độ liên kết vững chắc hơn.
Đồng thời, nhờ quá trình gia nhiệt và thổi hơi nước, các phân tử khí thải hữu cơ như formaldehyde sẽ biến mất khỏi những loại ván công nghiệp sử dụng keo Urea từ đó chúng ta có những sản phẩm an toàn thân thiện với môi trường.
Trong quá trình gia nhiệt, gỗ, ván sẽ có sự thay đổi về màu sắc, mức độ thay đổi khác nhau đối với từng nền nhiệt độ và phương pháp xử lý. Như hình dưới dây, từ phải qua trái chúng ta có 3 mẫu gỗ: chưa xử lý, xử lý nền nhiệt 180oC, và cuối cùng bên trái là gỗ xử lý ở nền nhiệt 300oC.
Các phương pháp gia nhiệt
Hiện tại trên thế giới có rất nhiều phương pháp gia nhiệt khác nhau do sự thêm bớt và cải tiến quy trình, tuy nhiên tựu chung chúng ta có 5 loại quy trình chính được nghiên cứu và áp dụng từ dầu thế kỉ XX.
Để các bạn có thể hiểu rõ và có thể tìm hiểu cụ thể hơn những tài liệu khác, Vinamdf xin phép được giữ tên nguyên bản bằng tiếng bản địa nơi những phương pháp này được nghiên cứu và phát triển.
1. Phương pháp gia nhiệt Themowood - Phần Lan
Hầu hết những người đã làm trong ngành gỗ ở Châu Âu thì không ai còn lạ lẫm với phương pháp này, và nhắc đến nó thì không thể không nhắc đến quốc gia Phần Lan.
Thermowood là phương pháp sử dụng nhiệt ở khoảng 180oC và hơi nước, sau đó nguyên liệu được nén dưới lực 1 atm (atmosphere ~ 9.8 x 10^5 P.a).
2. Phương pháp gia nhiệt Les Bois Perdue - Pháp
Phương pháp này với phương pháp Thermowood gần như là giống nhau, tuy nhiên phương pháp này gỗ sẽ được sấy khô trước khi đưa vào xử lý.
3. Rétification - Pháp
Đây là một trong 2 phương pháp mà người Pháp sử dụng chủ yếu để gia nhiệt gỗ, gỗ sẽ được đưa về độ ẩm 12% trước khi đưa vào lò khí Nito (tối đa 2% Oxy) để nén.
4. Plato - Hà Lan
Phương pháp này dựa trên việc sử dụng thủy nhiệt để đưa gỗ về độ ẩm dưới 10% sau đó lưu hóa ở nhiệt độ từ 170-190oC dưới áp suất 1 atm.
5. OHT - Oil Heated Treament - Đức
Gỗ được đưa vào bồn dầu đun sôi tời 220oC để gia nhiệt, ngoài ra có thể thêm chất phụ gia để biến đổi thành phẩm theo ý muốn.
Ý nghĩa của việc gia nhiệt gỗ Thermally modified
Việc nghiên cứu và sáng tạo ra phương pháp gia nhiệt gỗ đã góp phần thay đổi lớn trong ngành công nghiệp gỗ thế giới. Sự ra đời của gia nhiệt gỗ ván đã giúp cho các nhà sản xuất không còn đau đầu với sự cong vênh, mối mọt, thối rữa của gỗ, đồng thời giúp loại bỏ các chất VOC gây tổn hại tới môi trường sống của con người.
Để tìm hiểu về cách thức gia nhiệt đối với các sản phẩm về gỗ, ván MDF , ván ép , gỗ ghép, các bạn hãy liên hệ trực tiếp Vinamdf để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguồn: Vinamdf.com
- Tổng hợp tên tiếng Anh các loại gỗ (08.03.2017)
- MDF E2, MDF CARB P2 (24.11.2016)
- Veneer là gì? (13.09.2016)
- Tên tiếng anh các loại gỗ (08.09.2016)
- So sánh CARB P2 và E2 (16.08.2016)
- Phân biệt HDF và MDF lõi xanh (MDF HMR) (16.08.2016)
- Quy trình sản xuất MDF (21.07.2016)
- Chế biến gỗ MDF hàng đầu (27.01.2016)
- Chính sách nào để kết nối các doanh nghiệp gỗ? (06.07.2016)
- Ngành gỗ còn cần 4 tỷ USD để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 2015 (28.01.2016)